Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức?

Albert Einstein là một nhà bác học thiên tài với sức sáng tạo vô cùng mãnh liệt. Ông đã đóng góp cho khoa học và sự tiến bộ của loài người khiến hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, ngưỡng mộ.

Theo ông: “TRÍ TƯỞNG TƯỢNG QUAN TRỌNG HƠN KIẾN THỨC. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới. Trí tưởng tượng ôm ấp cả thế giới, và cả những kiến thức chưa ai biết, chưa ai hiểu được. Logic sẽ đưa bạn đi từ A đến B còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi tới bất cứ đâu.” Ông đã tìm ra tất cả những thứ phức tạp nhất với nguồn cảm hứng từ trí tưởng tượng: "Tôi đủ chất nghệ sĩ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi.”

Trong buổi chia sẻ với sinh viên đại học Harvard năm 2008, bà J. K. Jowling, tác giả của bộ truyện lừng danh Harry Potter nói: “Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh và sáng tạo... Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: Sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn!”

Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng, phát huy trí tưởng tượng của trẻ, vốn đã rất phong phú. Khi ra ngoài, trẻ cần được chơi càng nhiều với thiên nhiên càng tốt bởi đất, nước, lửa, không khí là khởi nguồn của sự sống. Trải nghiệm thiên nhiên sẽ là khởi nguồn của mọi ý tưởng sáng tạo.

Còn khi ở nhà, trẻ càng được chơi nhiều với những nguyên vật liệu tự nhiên thì trẻ càng có được những trải nghiệm phong phú. Vật liệu tự nhiên luôn thay đổi và mang một sức sống. Trong đó, gỗ thuộc về thế giới thực vật, mang trong mình sức sống để bồi dưỡng tâm hồn, sức khỏe của trẻ.

Một khúc gỗ có thể là bàn ăn, bánh mỳ, xe hơi hay chiếc thuyền.

Một bạn búp bê tối giản chi tiết có thể tưởng tưởng thành người bạn, siêu anh hùng hay phù thủy, có thể đang khóc, đang cươi tươi rạng rỡ theo cách trẻ muốn.

Trẻ có thể sáng tạo vô số cách chơi làm tăng sức tưởng tượng của trẻ. Theo ông Rudolf Steiner, việc chơi với đồ chơi mở là "việc tập thể dục cho trí tưởng tượng", trẻ sẽ luôn phải tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo ra những mục đích khác nhau của một món đồ chơi. Điều đó khiến trẻ không bao giờ biết chán.

Khi con được tự do vùng vẫy theo trí tưởng tượng của mình, con được là chính mình, chơi theo những gì con muốn giúp con trở thành người có nhiều ý tưởng sáng tạo trong tương lai.

Bình luận

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung: